Thanh điệu Âm vị học tiếng Việt

Giữa các phương ngữ của tiếng Việt có nhiều khác biệt về thanh điệu. Về mặt chính tả, các thanh điệu được xếp thành sáu loại: ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. Các thanh khác nhau về

  • Độ cao
  • Độ dài
  • Biến thiên giai điệu
  • Cường độ
  • Cách phát âm

Không như các ngôn ngữ Mỹ bản địa, Phi hay Trung Quốc, thanh điệu của tiếng Việt không hoàn toàn dựa vào sự biến điệu của thanh, thay vào đó dựa vào nhiều yếu tố phức tạp khác nhau (bao gồm cách phát âm, cao độ, độ dài, nguyên âm, vv). Cho nên nói chính xác thì tiếng Việt là ngôn ngữ giàu ngữ vực chứ không phải là ngôn ngữ "thuần" thanh điệu.[15]

Trong chính tả, dấu thanh được viết trên hoặc dưới nguyên âm.

Phương ngữ miền Bắc

Sáu thanh điệu trong tiếng Hà Nội và một số vùng lân cận:

Thanh điệuID thanhMiêu tảBiến thiên thanh điệu ChaoDấuVí dụ
ngangA1ngang˧ (33)(không dấu)ba
huyềnA2thấp dần˨˩ (21) hoặc (31)`
sắcB1cao dần, mạnh˧˥ (35)´
nặngB2thấp dần, tắc, ngắn˧ˀ˨ʔ (3ˀ2ʔ) hoặc ˧ˀ˩ʔ (3ˀ1ʔ) ̣bạ
hỏiC1thấp dần rồi cao dần, thô˧˩˧ (313) hoặc (323) or (31) ̉bả
ngãC2cao dần, tắc˧ˀ˥ (3ˀ5) hoặc (4ˀ5)˜
Thanh điệu trong phương ngữ miền Bắc (không phải Hà Nội) của một người nam. Của Nguyễn & Edmondson (1998)Thanh điệu trong tiếng Hà Nội của một người nữ. Của Nguyễn & Edmondson (1998)Thanh điệu trong tiếng Hà Nội của một người nữ khác. Của Nguyễn & Edmondson (1998)